Hiệu ứng chiếu sáng công trình bằng đèn Led

Trong kiến trúc màu sắc là một trong những yêu tố cấu thành quan trọng. Nó được sử dụng trong các công trình theo những nguyên tắc khoa học, nghệ thuật, tôn giáo. Những nguyên tắc đó từ lúc ban đầu cho đến nay đã có nhiều biến đổi theo các giai đoạn của lịch sử kiến trúc.
Nói đến màu sắc, không thể không đề cập đến ánh sáng. Không có ánh sáng, màu sắc chỉ là một vùng tối đen. Hay nói cách khác các vật chất không có màu mà chỉ hấp thu phản xạ ánh sáng để tạo ra màu sắc. Màu sắc luôn chịu sự chi phối lớn của môi trường ánh sáng. Ngược lại ánh sáng từ một vật thể cũng ảnh hưởng bởi màu sắc hấp thu của nó. Vì vậy khó có thể tách rời hai thành tố này.

Chiếu sáng sẽ thực sự tạo những hiệu quả thú vị bất ngờ khi việc tổ chức chiếu sáng chú trọng tập trung làm nổi bật con người, kiến trúc và các tác phẩm nghệ thuật. Sau khi lắp đặt hệ thống chiếu sáng theo một thiết kế hoàn chỉnh không gian kiến trúc sẽ được mở ra lung linh, đầy lôi cuốn, nên mục tiêu của chiếu sáng mỹ thuật công trình kiến trúc và tượng đài là:
Đưa công trình kiến trúc lịch sử hòa vào cảnh quan chung quanh nó chứ không coi mỗi công trình là một viên ngọc để trưng bày. Bí quyết đơn giản: “Là đưa ánh sáng đến đúng mục tiêu, không chệch đến chỗ khác”.
Yêu cầu của hiệu ứng chiếu sáng
– Chiếu sáng đều các bề mặt chính của công trình.
– Làm rõ giới hạn của công trình.
– Khắc họa các chi tiết đặc thù của công trình.
– Tạo sự tương phản sáng tối và tương phản màu sắc.
– Cần tránh bóng đen, sự chói lóa, phản chiếu gương, quá sáng…
– Lưu ý thiết kế chiếu sáng mỹ thuật cần phải xác định :
– Kiểu, phong cách kiến trúc.
– Các đường nét kiến trúc, cổng, vòm, mái, cửa sổ, tường, cột…
– Các họa tiết, phù điêu trang trí đặc trưng.
– Vật liệu, màu sắc.
– Hướng quan sát, chiêm ngắm chính của công trình.
– Các đặc điểm cần lưu ý theo hướng ngắm chính.
– Hướng nhìn toàn cảnh hay hướng nhìn cận cảnh.
– Cảnh quan môi trường xung quanh, mức độ ảnh hưởng.
Thủ pháp chiếu sáng công trình
– Tìm điểm nhấn của công trình tạo sự thu hút.
– Tìm hướng nhìn của công trình
– Tạo hiệu ứng màu sắc khác nhau
– Tạo hiệu ứng bề mặt thay đổi
– Hiệu ứng chiếu sáng ngược chẳng hạn như: Chiếu sáng bề mặt thứ hai của công trình và không chiếu sáng bề mặt thứ nhất, để tạo điểm nhấn về độ sâu, điểm nhấn của chi tiết ở bề mặt thứ hai và góp phần tạo cảm giác tối ở bề mặt thứ nhất tôn tạo điểm nhất.
– Tạo thang bậc cho công trình,…
Công trình chiếu sáng kiến trúc và tượng đài là công trình chiếu sáng đi vào chiều sâu, mang tính ổn định, bền vững nên đòi hỏi cần sử dụng những vật tư mang tính chuyên dụng có độ bền và tuổi thọ cao.
Xem thêm


Nhận xét

Bài đăng phổ biến