Cách làm ấm tay chân vào mùa đông
Ngoài liệu pháp ngâm
chân thường thấy, bạn có thể thực hiện thêm những thao tác đơn giản mà hiệu quả
sau đây để giữ ấm đôi chân, bàn tay của mình.
Luôn
duy trì nhiệt độ cho chân
Đông y xưa có câu “Bệnh
tật từ hàn mà ra, hàn lại bắt đầu từ chân”. Vì vậy, luôn duy trì nhiệt độ thích
hợp cho đôi chân là một mắc xích quan trọng để ngăn ngừa bệnh tật sinh ra từ
chân. Nhiệt độ bình thường ở chân của một người khỏe mạnh là: Mũi chân khoảng
22 độ C, lòng bàn chân khoảng 28 độ C. Nếu hai con số này quá cao hay quá thấp
đều có thể là tín hiệu của bệnh tật.
Khi đầu ngón chân bị lạnh
bất thường, phần nhiều là bệnh ở đầu như đau đầu, mất ngủ, thiếu máu não… Khi
gót chân lạnh buốt, đa số lại là biểu hiện của chứng thận hư. Nếu toàn bộ bàn
chân đều lạnh, có thể tuần hoàn máu ở chi dưới gặp vấn đề, khí huyết hư. Do đó,
bạn cần thường xuyên chú ý nhiệt độ ở chân để kịp thời thăm khám và điều trị.
Xoa
bóp giúp lưu thông máu
Khi đi ra ngoài hay làm
đồng về, nếu bàn chân lạnh cóng, bạn có thể thực hiện các động tác xoa bóp hồi
phục và giúp cho tuần hoàn tốt. Xoa bóp lâu gan bàn chân, nắn sâu theo chiều chảy
của tĩnh mạch, từ cuối các ngón chân đến gót chân. Hãy nhấn mạnh vào hõm của
lòng bàn chân và bóp lên mắt cá, tiếp lên cẳng chân.
Chà
xát, xoa 2 bàn tay vào với nhau
Đơn giản thôi mà, bạn
hãy xoa 2 lòng bàn tay thật nhanh vào nhau, chà đến khi tay trở nên ấm nóng thì
thôi.
Hành động này sẽ giúp cải
thiện tuần hoàn của mạch máu, hay nói đúng hơn là giúp kích thích não chuyển hướng
phân bổ thêm lưu lượng máu đến bộ phận ngoại vi này.
Có
chế độ ăn uống phù hợp
Vào mùa đông, bạn nên bổ
sung thêm những thực phẩm nhiều Vitamin A, B1, E để giúp tái tạo máu, mở rộng
các mạch máu và làm tăng khả năng chịu lạnh cho cơ thể như bí đỏ, cà chua, súp
lơ, hạt tiêu, cà rốt…
Ngoài ra, bạn cũng cần
bổ sung thêm calo và chất béo để cơ thể sản sinh được lượng nhiệt nhiều hơn như
các loại thịt đỏ. Đồng thời, tránh ăn những loại quả có tính hàn như lê, củ đậu…
Xem thêm
Nhận xét
Đăng nhận xét