Phương pháp trị bệnh trầm cảm cho phụ nữ sau sinh
Trong
xã hội hiện đại, trầm cảm là một chứng bệnh tâm lý khá nguy hiểm xảy ra với hầu
hết mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, tình trạng sức khỏe hay địa vị xã
hội. Triệu chứng dần hình thành khi người bệnh phải chịu quá nhiều áp lực trong
công việc, học tập và các mối lo khác. Những cú sốc tâm lý hay biến cố trong
quá khứ cũng là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Việc điều trị dứt điểm là một quá
trình lâu dài đòi hỏi nhiều nỗ lực từ phía người bệnh. Tuy vậy, có một số giải
pháp điều trị đơn giản không cần dùng đến thuốc rất dễ dàng áp dụng ngay khi cảm thấy có dấu hiệu trầm cảm.
Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thoải mái
Lên
kế hoạch để có một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp bạn ngăn ngừa cảm giác chán
ăn hoặc thèm ăn mất kiểm soát. Hãy thử ăn nhiều thực phẩm có axit béo omega-3
như cá hồi hay cá ngừ, axit folic như cải bó xôi và bơ, chúng có tác dụng hạn
chế chứng trầm cảm rất tốt.
Đối
với giấc ngủ, hãy tập thói quen đi ngủ và thức dậy đều đặn, đúng giờ và chú ý để
các thiết bị điện tử cách xa cơ thể ít nhất 2m khi ngủ. Nếu khó ngủ, hãy thử sử
dụng các thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ ngon như: hạt sen, củ sen, đậu xanh, nước ép
cà chua… Thời gian đầu có thể rất khó để tạo cho bản thân thói quen sinh hoạt
điều độ, nhưng hãy giữ cho mình sự kiên trì, vì đó là tất cả những gì bạn cần để
đối phó với chứng trầm cảm!
Hãy cười thật nhiều
Hãy
cười dù không thấy vui. Khi bạn cảm thấy buồn, cười sẽ tăng cường tâm trạng. Tiếng
cười thực sự là liều thuốc tuyệt vời, hỗ trợ rất tốt trong việc chữa trị bệnh
trầm cảm. Cười như một liều thuốc bổ giúp bệnh nhân sảng khoái tâm hồn, thư
thái tâm hồn không nghĩ tới những chuyện u sầu.
Làm những gì bạn thích
Các
hoạt động nhỏ, thú vị thường là những thứ đầu tiên nên làm cho người mắc trầm cảm.
Các hoạt động nên nhắm vào sở thích của người bệnh chẳng hạn như tập thể dục,
tán gẫu với bạn bè… là những thứ ảnh hưởng lớn đến cảm xúc của người bệnh.
Tham khảo thêm
Nhận xét
Đăng nhận xét