Cách phân biệt inox xịn và inox mạ
Cũng
là cái xoong, cái thìa inox nhưng giá cả có thể chênh lệch nhau đến cả chục lần.
Nếu không tinh ý mua phải, vừa phí tiền lại rước cái độc hại vào người.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại inox giả
Đồ
gia dụng inox đang ngày càng trở nên phổ biến, được nhiều người tiêu dùng ưa
chuộng bởi hình thức sáng bóng của vật liệu, trông rất sạch sẽ.
Tuy
nhiên, có không ít trường hợp mua về dùng chưa được bao lâu thì không còn sáng
bóng nữa, mà bị xỉn màu, hoen ố, hay thậm chí có vết gỉ và xuất hiện các lỗ nhỏ
li ti như bị nổ.
Trên
thị trường hiện nay có nhiều loại inox giả. Chất liệu chính của các sản phẩm
này có thể là thép hoặc tôn sắt, mạ ngoài bằng một lớp đồng, niken và crom mỏng.
Có
thể phân biệt inox “xịn” và inox mạ bằng độ sáng bóng của vật liệu. Inox mạ thường
có độ bóng sáng loáng trong khi inox “xịn” có màu sáng nhờ nhợ. Ngoài ra, người
tiêu dùng có thể thử bằng cách sử dụng nam châm. Tùy vào thành phần inox mà các
sản phẩm inox “xịn” hoặc là không hút từ hoặc nếu có chỉ hút nam châm nhẹ, khi
kéo ra lực ở tay sẽ rất nhẹ nhàng. Còn inox mạ sẽ có độ hút mạnh, thậm chí chỉ
đưa đến gần đã nghe tiếng “tạch” vì nam châm bị hút vào kim loại. Khi lấy nam
châm ra sẽ thấy lực hút ở tay rất mạnh.
Những
người có kỹ thuật cũng có thể sử dụng axit nóng khoảng 70o để kiểm tra chất lượng
inox. Nếu là inox mạ crôm sẽ đen sì, trong khi inox tốt vẫn giữ nguyên màu sắc.
Inox
xịn cũng hiếm!
Về
cơ bản thành phần inox thường có 18% crom, 8% niken, còn lại là sắt và các
thành phần khác. Vì giá thành niken rất đắt nên trong một số trường hợp, người
ta có thể thay niken bằng mangan, tuy nhiên sự thay thế này làm cho khả năng chịu
ăn mòn của vật liệu rất thấp.
Đồ
gia dụng bằng inox kém chất lượng nhanh bị xỉn màu.
Một
loại thép không gỉ khác có thành phần 12% crom cũng có tính chất sáng bóng
nhưng không được gọi là inox vì có tính hút từ. Các đồ gia dụng làm bằng inox
kém chất lượng cũng nhanh bị xỉn màu, xám ố hoặc thậm chí bị nổ bề mặt. Tuy
nhiên, có hay không nguy cơ thôi nhiễm kim loại nặng thì chưa thể khẳng định rõ
ràng, còn cần những nghiên cứu chính xác.
Đối
với các vật liệu mạ inox, để tạo giá thành rẻ hơn nữa, nhà sản xuất có thể sử dụng
các chất mạ kém chất lượng, pha tạp nhiều chất hoặc không mạ lớp đồng. Các chất
mạ là kim loại nặng, nếu lẫn vào thức ăn, lâu ngày, có thể tạo nên sự tích tụ
kim loại nặng trong cơ thể, gây hại cho sức khoẻ, thậm chí dẫn đến các bệnh
nguy hiểm như gan, ung thư…
Tham khảo thêm
Nhận xét
Đăng nhận xét