Cách trị chàm khô cho trẻ tại nhà
Cách chữa bệnh chàm
theo dân gian là phương pháp chữa bệnh được nhiều người tìm kiếm, giúp bạn khá
nhiều trong việc giảm thiểu các triệu chứng của bệnh. Ưu điểm của cách chữa bệnh
này là tính an toàn vượt trội cùng với các nguyên liệu dễ tìm, không tốn nhiều
chi phí nhưng đem lại hiệu quả cao.
Điều
trị tại nhà
Song song với việc điều
trị bệnh chàm khô ở trẻ dưới sự giám sát của bác sĩ, các mẹ cũng cần quan tâm đến
việc hỗ trợ điều trị tại nhà cho trẻ. Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể
tham khảo để thảo luận cùng với bác sĩ điều trị
Nuôi con bằng sữa mẹ:
trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ từ 4-6 tháng để tăng cường miễn dịch, nhất là
phòng chống lại bệnh chàm và nhiều loại bệnh dị ứng khác.
Tắm nước ấm: vệ sinh
cho trẻ bằng nước ấm. Tránh tắm quá lâu hoặc chà xát da bé quá nhiều. Sau khi tắm
nên quấn trẻ bằng khăn mềm và nhẹ nhàng lau sạch nước.
Giữ ẩm: sử dụng các loại
kem dưỡng ẩm có nguồn gốc tự nhiên sau khi tắm hoặc vệ sinh cho trẻ.
Quần áo: các loại quần
áo nên làm từ cotton mềm mại, thoáng mát và rộng rãi.
Tránh sử dụng hóa chất:
nói không với nước hoa, xà phòng giặt hoặc sản phẩm tắm gội có mùi thơm, chất tạo
màu hoặc các chất dễ gây kích ứng.
Cắt móng tay: giữ cho
móng tay của bạn và trẻ luôn ngắn, sạch nhằm hạn chế trầy xước, viêm nhiễm.
Chăm sóc: giữ cho trẻ
sinh hoạt trong môi trường thông thoáng, tránh đổ mồ hội quá nhiều hoặc thời tiết
quá khô lạnh. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các nguyên nhân dễ gây ra dị ứng (bụi
bẩn, phấn hoa, khói thuốc lá,…)
Quản lý khẩu phần ăn:
chắc chắn đã loại bỏ các loại thực phẩm gây ra tình trạng chàm da khô ở trẻ
trong thực đơn hằng ngày của bé. Bổ sung thêm men vi sinh dưới dạng sữa chua có
thể cải thiện tiêu hóa lẫn miễn dịch của trẻ.
Giúp trẻ thoải mái:
tránh để trẻ quấy khóc, căng thẳng hoặc sợ hãi vì các yếu tố từ cảm xúc có thể ảnh
hưởng đến bệnh chàm khô ở trẻ.
Mẹo
chữa chàm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không
Lá trầu không là một mẹo
cực kỳ phổ biến được truyền từ bao đời. Và cách này cực kỳ phù hợp với làn da của
trẻ, vừa an toàn, vừa ít gây kích ứng da cho trẻ.
Cứ trong 100g lá trầu
không thì có 2.5% tinh dầu. Chính lượng tinh dầu này mới là thành phần chủ chốt
trị được chàm cho bé nhé.
Thành phần trong lá trầu
không:
Tinh dầu lá trầu không
chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, chất kháng khuẩn, chống viêm.
Ngoài ra còn chứa chất ức
chế hành động của những tế bào nấm gây hại.
Không những vậy còn đẩy
lùi được mẫn ngứa, mụn nước và tấy đỏ cho bé bớt đau.
Sơ chế lá trầu không:
Rửa sạch lá trầu không
trong nước muối.
Sau đó giã nát hoặc xay
nhuyễn lá trầu ra.
Rồi vắt hết nước cốt đi
cho tiện bôi nhé các mẹ.
Sử dụng lá trầu không:
Rửa sạch vùng da bị
chàm cho bé bằng nước ấm.
Bôi nước cốt lá trầu
không lên vùng da bị chàm và để khô tự nhiên.
Để qua đêm càng tốt nhé
các mẹ, rửa lại bằng nước ấm vào sáng hôm sau.
Mỗi ngày bôi 5-6 lần
cho bé để đạt hiệu quả cao nhất.
Dùng cách này bao lâu
thì bé khỏi?
Tùy lượng tinh dầu
trong lá trầu không mà bạn giã ra nhiều hay ít nhé các mẹ.
Đại khái là vết chàm cỡ
1 đốt ngón tay út thì chỉ 1 tuần khỏi hẳn.
Còn vết chàm lớn hơn, cỡ
3 đốt ngón tay thì cũng chỉ khoảng 2 tuần là dứt điểm nhé.
Xem thêm
Nhận xét
Đăng nhận xét