Cách chữa hăm tã ở trẻ


Chữa hăm cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả luôn là mối bận tâm của nhiều bà mẹ. Làm  thế nào để không sử dụng kháng sinh mà vẫn có được hiệu quả chữa hăm cho con. Bài viết dưới đây cung cấp cho các mẹ 2 phương pháp chữa hăm hiệu quả từ dân gian với lá cây, an toàn cho làn da bé, hãy tham khảo để cho mình bí quyết chữa hăm cho trẻ sơ sinh nhà bạn.
Chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu
Không chỉ có lá khế, sử dụng lá trầu để chữa hăm cho trẻ sơ sinh cũng là bài thuốc dân gian được tương truyền vừa an toàn mà có hiệu quả.
Đối với người dân Việt Nam, lá trầu không còn xa lạ gì. Có rất nhiều bệnh được chữa từ lá trầu. Lá trầu không chỉ có hoạt tính kháng sinh mạnh mà còn có tác dụng kháng nấm hiệu quả với nhiều loại nấm khác nhau.

Để có hiệu quả trong việc sử dụng lá trầu chữa hăm cho trẻ nhà bạn, hãy thực hiện đúng theo cách làm và cách dùng dưới đây.
Cách làm:
Các mẹ hái lá trầu không, nhớ chọn lá còn xanh mướt, không rập úa, sâu, chọn từ 3 – 4 lá. Sau đó rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để được kháng khuẩn. Chuẩn bị nồi đổ đầy 1 lít nước, cho lá trầu vào lút nước và đun sôi.
Cách dùng:
Sử dụng một khăn sạch sau đó thấm vào nước trầu không vừa đun sôi, để khăn nguội và thấm ngay lên vùng da bị hăm của bé. Thực hiện 3 – 4 lần và kéo dài 4 ngày chắc chắn tình trạng hăm ở bé sẽ giảm rõ rệt.
Chữa hăm tã bằng lá trà xanh
Trong dân gian có rất nhiều biện pháp trị hăm tã cho trẻ, trong đó, cách dùng lá chè xanh được nhiều  mẹ áp dụng vì an toàn và đem lại hiệu quả cao.
Bước 1: Rửa sạch lá chè xanh rồi để ráo
Bước 2: Đun 1 lít nước sôi rồi cho lá chè xanh vào đun cùng
Bước 3: Đun trong khoảng 10 phút thấy nước sôi trở lại thì tắt bếp
Bước 4: Để nước nguội còn ấm thì dội rửa nước lá vào vùng hăm háng cho con
Bước 5: Lau khô vùng da vừa rửa rồi mặc quần áo thoáng mát cho bé.
Mỗi ngày rửa cho bé từ 2 – 3 lần. Sau 2 ngày sẽ thấy các triệu chứng mẩn đỏ hết, bé khỏi hẳn không còn hăm nữa.
Xử trí đúng cách khi trẻ bị hăm tã
Không đóng bỉm cả ngày, chỉ đóng bỉm vào ban đêm để mẹ và bé ngủ ngon, lựa chọn bỉm có khả năng thông thoáng, thấm hút cao cho bé sử dụng.
Nếu trời ấm, ban ngày không đóng bỉm cho bé để lót dưới mông bé một tấm vải mỏng để thấm khi bé tè.
Thỉnh thoảng nhấc mông bé lên cho thông thoáng khí.
Không dùng khăn ướt lau cho bé, khi bé bị hăm, sau khi đi tiêu, mẹ rửa sạch bằng nước ấm rồi thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm. Nếu bé tè thì nhúng khăn mềm vào nước ấm rồi lau nhẹ nhàng cho bé. Thấm lại bằng khăn khô sạch.
Giữ vệ sinh tay chân sạch sẽ khi thay tã cho bé.
Xem thêm


Nhận xét

Bài đăng phổ biến